Phục vụ cúng , lễ quanh năm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đi lễ Mẫu Phủ Tây Hồ, Mẫu Phủ Giày, Mẫu Đồng Đăng, Mẫu Yên Tử

Go down

Đi lễ Mẫu Phủ Tây Hồ, Mẫu Phủ Giày, Mẫu Đồng Đăng, Mẫu Yên Tử Empty Đi lễ Mẫu Phủ Tây Hồ, Mẫu Phủ Giày, Mẫu Đồng Đăng, Mẫu Yên Tử

Bài gửi  Admin Sat Dec 13, 2008 1:03 pm

Đi lễ Mẫu Phủ Tây Hồ, Mẫu Phủ Giày, Mẫu Đồng Đăng, Mẫu Yên Tử Phutayho

I.Hệ thống điện thờ đạo Mẫu như sau:
Một là: Ngọc Hoàng, vị Thánh cao nhất trong đạo Mẫu, có ban thờ riêng trong các đền và phủ, tuy nhiên vai trò của Ngọc Hoàng trong nghi lễ và thờ cúng, cũng như trong tâm thức dân gian của người Việt rất mờ nhạt.

Hai là: Tam toà thánh Mẫu gồm Mẫu Thuợng Thiên, Mẫu Thuợng Ngàn, Mẫu Thoải, Địa Tiên Thánh Mẫu họ là biểu trung cho quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất, nhung lại hoá thân thành Tam vị, Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ: Trời, đất, nuớc và thuợng ngàn.

Ba là:
Ngũ vị Vương Quan, các vị đều mặc võ quan, mang kiếm hay kích, màu sắc võ phục thì tuỳ thuộc các vị thần ở các phủ như: Thoải phủ mặc màu trắng, Thiên phủ mặc màu đỏ, Nhạc phủ mặc màu xanh, Địa phủ mặc màu vàng. Quan lớn Đệ Tam và Quan Đệ Ngũ đều thuộc Thoải phủ, dòng Long Vuơng Bát Hải.

Bốn là: Tứ vị Thánh bà hay Tứ vị Chầu bà đuợc hoá thân, phục vụ trực tiếp Tứ vị Thánh Mẫu. Chầu Đệ Nhất hoá thân của Mẫu Thuợng Thiên, Chầu Đệ Nhị hoá thân của Mẫu Thuợng Ngàn, vị Thánh thống soái trong các hàng Chầu, cai quản vùng núi non, sơn cuớc. Khi giáng trần bà mặc sắc phục Mán, màu xanh, đặc trưng cho Nhạc phủ. Trong Nhạc phủ cùng với Chầu Đệ Nhị còn có Chầu Lục và Chầu Bé. Chầu Lục gốc nguời Nùng ở Hữu Lũng(Lạng Sơn), Chầu Bé ở Bắc Lệ(Lạng Sơn). Còn Chầu Muời gốc nguời thổ, tương truyền đã có công giúp Lê Lợi đánh tan quân Liễu Thăng, trấn ải Chi Lăng, được thờ ở Đồng Mỏ(Lạng Sơn). Chầu Đệ Tam là hoá thân của Mẫu Thoải. Đó là vị Thánh có dáng vẻ u buồn, y phục và khăn trùm màu trắng. Chầu Đệ Tứ là vị Thánh giữ vai trò khâm sai Tứ Phủ. Tuy đứng đầu Địa Phủ, có khi bà hoá thân duới dạng Chầu Thoải phủ, khi giáng trần bà mặc áo trắng, múa đôi mái chèo; khi lại hoá thành Thánh Mẫu Thiên phủ, mặc áo đỏ, múa quạt(Chầu Đệ Tứ khâm sai Thuợng Thiên).

Năm là: Ngũ vị Hoàng tử được gọi tên từ Ông Hoàng Đệ Nhất đến Ông Hoàng Muời. Tương truyền, cũng như các Quan, các ông hoàng đều có gốc tích là con trai Long Thần Bát Hải Đại Vuơng ở hồ Động Đình, tuy nhiên, theo địa phương hoá thì các ông Hoàng đều gắn với một nhân vật nào đó ở cõi nhân gian là những danh tướng có công dẹp giặc cứu nuớc, những người khai sáng, mở mang đất nước. Trong số mười ông Hoàng thì thuờng có sáu ông giáng đồng, có ba ông giáng rất thuờng xuyên, đó là Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bẩy, và Ông Hoàng Muời. Khi các ông giáng đồng, các Ông Hoàng có phong cách gần giống các Quan lớn, tuy nhiên có phần phong nhã, vui tươi hơn.

Sáu là: Thập nhị Vuơng cô, từ cô Cả(Cô Đệ Nhất)đến cô thứ 12(Cô Bé), đều là các thị nữ của Thánh Mẫu và các Chầu. Tuy nhiên, khi giáng đồng các Cô có thể hoá thân vào vai trò khác nhau của Tứ Phủ. Cô Đệ Nhất là thị nữ của Mẫu Thuợng Thiên, mặc rất đẹp, Cô Đôi là thị nữ của Mẫu Thuợng Ngàn, khi giáng trần với hai bông hoa cài trên mái tóc. Cô Bơ(Ba) thuộc thuỷ phủ rất nổi tiếng với y phục màu trắng, thắt lung hồng , múa điệu chèo đò. Cô chữa bệnh cứu nguời bằng cách ban nuớc uống, nhưng cũng có thể gieo bệnh nếu kẻ nào đó làm trái ý Cô. Cô thứ Tư là thị nữ của Chầu Đệ Tứ, Cô Năm thuộc Chầu Đệ Ngũ, nhưng cũng có khi đuợc hoá thân là thị nữ của Mẫu Thuợng Ngàn hay Thuợng Thiên, cô thuờng xuất hiện trong các bữa tiệc. Cô Sáu phủ Thuợng Ngàn, ăn mặc áo chàm, đeo túi hoa, tóc cài hoa rừng, lung thắt con dao nhỏ, đi hái thuốc chữa bệnh cứu nguời. Cô Chín là thị nữ của Mẫu Thuợng Ngàn, giáng trần cô nói tiếng Mán, tiếng Muờng, cô múa đuốc soi đuờng, thêu hoa trên vải. Cô cai quản Đền Sòng Sơn (Lạng Sơn), là một nữ thần rừng rất linh thiêng. Cô thứ Muời Hai còn gọi là Cô Bé Bắc Lệ, Cô Bé Thuợng Ngàn, đền thờ cô ở Bắc Lệ.

Bẩy là:
Thập nhị Vuơng cậu, là những nguời chết trẻ, từ 1 – 9 tuổi, hiển linh thành các bé Thánh. Nguời ta không biết rõ đầy đủ về 10 hay 12 vị thuộc hàng Cậu, họ là các phụ tá của các Ông Hoàng. Thuờng thì, lần lên đồng nào cũng có giá Cậu Bơ và Cậu Bé. Đó là các giá đồng với tính cách phóng túng, nghịch ngợm, quần áo kỳ cục, lời nói ngọng nghịu của trẻ con, kèm theo các điệu múa lân hay múa hèo khá sôi nổi.

Tám là:
Quan ngũ Hổ và Ông Lốt( Rắn ), nơi thờ thần Ngũ Hổ ở hạ ban, phía duới điện thờ Mẫu. Phía trên điện thờ chính, có hình tuợng đôi Bạch Xà vắt ngang. Trong quan niệm dân gian, Hổ là vị chúa cai quản vùng rừng núi, còn Rắn là thần ở nơi sông nuớc. Hổ thuờng đuợc vẽ năm con hổ màu sắc khác nhau, trong đó Hoàng Hổ(Hổ vàng) trấn phuơng Trung tâm(địa khu), Hắc Hổ(Hổ đen) trấn phuơng Bắc(Thuỷ khu), Bạch Hổ(Hổ trắng) trấn phuơng Tây(Kim khu), Xích Hổ( Hổ đỏ ) trấn phuơng Nam(Hoả khu), Thanh Hổ(Hổ xanh) trấn phuơng Đông(Mộc khu). Trong thờ Mẫu Tứ Phủ hay trong tín nguỡng dân gian, hình tuợng Hổ là biểu tuợng cho sức mạnh thiêng liêng, có thể trừ diệt ma tà, trấn giữ các phuơng, là thần linh canh cửa ở các ngôi đền.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Liễu Hạnh Công chúa
Thánh Mẫu Liễu Hạnh được cho là công chúa của Ngọc Hoàng Thượng đế, do lỡ tay làm vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần làm con gái nhà họ Lê (ở nơi ngày nay thuộc tỉnh Nam Định) vào năm 1557. Dưới trần, bà có cuộc sống ngắn ngủi, lấy chồng và sinh con năm 18 tuổi và chết năm 21 tuổi. Do bà yêu cuộc sống trần tục nên Ngọc Hoàng cho bà tái sinh lần nữa. Trong kiếp mới, bà du ngoạn khắp đất nước, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, gặp gỡ nhiều người. Bà thực hiện nhiều phép mầu, giúp dân chống quân xâm lược. Bà trở thành một lãnh tụ của nhân dân và thậm chí bà còn tranh đấu với vua chúa. Do đức hạnh của bà, nhân dân đã lập đền thờ bà (Đền Sòng tỉnh Thanh Hóa). Bà đã được thánh hóa và trở thành một vị Thánh Mẫu quan trọng nhất và một hình ảnh mẫu mực cho phụ nữ Việt Nam.
Cho dù cuộc đời của bà được giải nghĩa theo cách nào, Liễu Hạnh đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh của phụ nữ. Bà tách mình ra khỏi Khổng giáo với quan niệm trọng nam khinh nữ. Bà nhấn mạnh vào hạnh phúc, quyền tự do đi lại và độc lập tư tưởng. Vừa được kính sợ vừa được yêu mến, các nguyên tắc của bà về trừng phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt cũng đã gửi một thông điệp về sự bảo vệ và hy vọng vào công bằng xã hội cho nhân dân trong thời loạn lạc của các thế kỷ 17-19. Vừa là thần tiên vừa là người (con gái, vợ, mẹ), Liễu Hạnh chia sẻ vui buồn với những người trần tục. Bà được coi là vị thần cảm thông và độ lượng nhất. Bà trở thành một trong các vị thần của Đạo Mẫu và nhanh chóng được nâng lên vị trí quan trọng nhất, cai trị các vị thần ở dưới và thế giới con người.

Mặt hàng lễ Mẫu
10 cành cau vàng
5 oản đỏ
5 đinh tiền vàng + đô
1 đĩnh vàng to
1 bó Hương trầm đậu tàn
1 mâm dứa vàng
3 hộp chè
3 cốc nến
1 vàng đại( 3 mặt)
1 nón hài thêu
30 thoi vàng 9999
( có thể có đồ mặn và 5 quả trứng vịt cho hạ bạn, cơi trầu, hoa quả, bánh kẹo tùy tâm)

Giá:
Bộ đại: 475,000 đồng
Bộ nhỡ: 330,000 đồng
Bộ nhỏ: 285,000 đồng

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 19
Join date : 13/12/2008

http://cungle.heavenforum.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết